U xơ tuyến tiền liệt và trinh nữ hoàng cung

Để có thuốc điều trị hiệu quả cao và khắc phục được nhược điểm của những biệt dược đang có trên thị trường, như đau đầu, chóng mặt, choáng váng và ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, trong những năm gần dây, ở Việt Nam đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu từ dược liệu và đặc biệt đáng quan tâm trong số đó là cây TNHC, nhằm tìm được những hoạt chất có tác dụng sinh học kháng ung bướu, để có nguyên liệu sản xuất thuốc.

1- Những nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung

Hình ảnh minh họa

Năm 1984, Ghosal (Ấn Độ) đã phân lập và xác định từ cán hoa Crinum latifolium L. một glucoalcaloid có tên latisolin. Thủy phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin (J. Chan. Res 1983). Ghosal và Shibnath còn phân lập được từ thân hành lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin, là hai alcaloid pyrolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratonmin, ambelin và lycorin.

Năm 1986, Ghosal còn công bố tách được từ trinh nữ hoàng cung (TNHC) một số dẫn xuất alcaloid có tác dụng chống ung thư: crinafolin và crinafolidin. Các chất này đã được thử nghiệm với tế bào ung thư và cho kết quả dương tính. Năm 1989, Ghosal còn chiết từ dịch ép của cán hoa TNHC hai alcaloid mới có nhân pynolophennanthaidin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin.

Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy một số ít alcaloid khác từ cây này như: crinamin, hamayne.

Các nhà khoa học Việt Nam và cộng sự đã tìm ra các alcaloid: 9 – octadecenanin, dihydro-oxodemethoxyhaemant hamin, augustamin, oxoassoanin, crinan-3á -ol, buphanidrin, powellin, undulatin, ambellin, 6 – hydroxybuphanidrin, 6- hydroxypowellin, crinamidin, 6- hydroxyundulatin, lâ, 2â- epoxyambellin, 6-hydroxycrinamidin, epoxy 3, 7 – dimethoxycrinan -11 – on.

2- Tác dụng sinh học của Trinh nữ hoàng cung

Hình ảnh trinh nữ hoàng cung

Song song với các nghiên cứu về mặt hóa học, có nhiều công trình nghiên cứu về mặt sinh học từ cây TNHC đã được công bố. Các tác giả đã chứng minh được tác dụng sinh học của các alcaloid trong họ Amaryllidaceae rất rộng, bao gồm các đặc tính chống ung bướu, chống vi khuẩn và kích thích miễn dịch. Theo cơ chế thích hữu hiệu sự sinh sản của tế bào lympho T và đặc biệt có tác dụng kích thích trực tiếp các tế bào CD3 + T và CD4 + T
Theo tác giả Ghosal, một số alcaloid từ TNHC như: crinafolin, crinafolidin đã được thử nghiệm với tế bào ung thư và cho kết quả dương tính

Trong những năm gần đây, nhân dân trong cả nước, đặc biệt ở TP.HCM và các tỉnh khu vực miền Trung đã dùng nước sắc lá cây TNHC để trị một số bệnh như u xơ tuyến tiền liệt và u xơ tử cung đạt kết quả. Bệnh viện hữu nghị Việt – Xô đã điều trị cho 158 bệnh nhân u tuyến tiền liệt và u xơ tử cung, đạt kết quả tốt.

3- U xơ tuyến tiền liệt và trinh nữ hoàng cung:

Bệnh u xơ tuyến tiền liệt hay còn gọi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một căn bệnh đã được các nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay cũng chỉ mới đưa ra được những giả thuyết vai trò của nội tiết, mối quan hệ tổ chức đệm với lớp biểu mô và các yếu tố phát triển. Sự biến đổi của hệ thống miễn dịch và viêm nhiễm tại chỗ…

Để đóng góp thêm vào kho tàng thuốc của thị trường dược phẩm thế giới, các nhà hóa học và dược học đã tiếp tục tìm thêm từ dược liệu những sản phẩm thuốc mới có nhiều ưu điểm như: giảm kích thước u xơ, cải thiện tiểu tiện và không có tác dụng phụ như những loại thuốc đang được lưu hành trên thị trường. Cũng vì vậy, cây trinh nữ hoàng cung có ở Việt Nam đã và đang được nghiên cứu.

Ghosal (1983), Ấn Độ, đã tìm ra từ củ của cây TNHC chất pratorimin có tác dụng kháng ung bướu (antitumor). Ghosal (1986), Ấn Độ đã tìm ra trong hoa của cây TNHC có hai hoạt chất crinafolidin và crinafolin, hai chất này có tác dụng kháng ung bướu (antitumor).

Năm 2001, tại Bệnh viện Hữu Nghị, BS. Nguyễn Xuân Hướng đã sử dụng nước sắc lá TNHC của Công ty dược liệu trung ương 2 cung cấp để điều trị u xơ tuyến tiền liệt cho các bệnh nhân, hiệu quả 92,68%.

 

  • Bình luận bài viết
  • Bình luận Facebook